Tống Huy Tông
Tống Huy Tông

Tống Huy Tông

Tống Huy Tông (chữ Hán: 宋徽宗, 2 tháng 11, 10824 tháng 6, 1135), là vị Hoàng đế thứ tám của triều đại Bắc Tống trong lịch sử Trung Quốc. Ông trị vì từ năm 1100 đến năm 1126, và trở thành Thái thượng hoàng từ năm 1126 đến khi Sự kiện Tĩnh Khang xảy ra vào năm 1127.Tống Huy Tông được hậu thế biết đến như một vị Hoàng đế chuyên về văn hóa nghệ thuật rất nổi tiếng, một tài tử phong lưu và một nhà thơ, nhà thư pháp, họa sĩnhạc công xuất sắc. Ông cũng là người sưu tầm hội họa, thư phápđồ cổ từ các thời đại trước đây của Trung Quốc, cho xây dựng các bộ sưu tập lớn cho mỗi đam mê của mình. Ông cũng tự viết những bài thơ của mình, được biết đến như là một họa sĩ luôn khao khát cống hiến, ông đã tạo ra kiểu thư pháp riêng của mình, quan tâm tới kiến trúc và thiết kế vườn, và thậm chí còn viết các chuyên luận về y học và Đạo giáo.[2] Ông cho tập hợp một nhóm tùy tùng gồm các họa sĩ, nhà thư pháp cung đình trong hàn lâm thư họa viện, trước đó đã được kiểm tra trong các kỳ thi để làm quan tại triều và thực hiện cải cách đối với âm nhạc cung đình[2] Giống như những người có học thức khác ở thời đại của ông, ông là nhân vật rất đa năng. Ông bảo trợ cho nhiều nghệ sĩ tại triều đình, và trong danh lục bộ sưu tập hoàng gia của ông có tới trên 6.000 bức họa đã được biết đến.[3]. Trong thời gian trị vì của mình, Tống Huy Tông sinh hoạt xa xỉ, dùng nhọc sức triều đình để thỏa mãn những nhu cầu của mình, nhất là việc cống nạp Hoa thạch cương từ những năm Tuyên Hòa. Huy Tông tôn sùng Đạo giáo, trong thời gian trị vì tự xưng là Giáo chủ Đạo Quân Hoàng đế (教主道君皇帝).Tuy nhiên, thời gian trị vì của ông lại không được như vậy bởi các quyết định thiếu chính xác được đề ra đối với chính sách đối ngoại, và sự kết thúc thời kỳ trị vì của ông cũng đánh dấu một thời kỳ đầy thảm họa cho nhà Tống. Huy Tông bỏ trung dùng gian, để cho tham quan lộng hành dẫn tới khởi nghĩa nông dân trong nước suốt mười mấy năm, trong triều tín nhiệm đám gian thần Thái Kinh, Đồng Quán khiến triều cương bị lũng đoạn, đất nước rối ren và suy yếu. Từ năm 1115, người Nữ Chân ở phương bắc nổi dậy chống triều Liêu, lập ra nhà Kim (1115 - 1234). Sau khi diệt Liêu, Kim đánh Tống, bắt cha con Huy Tông và Khâm Tông vào năm 1127. Ông sống lưu vong tại nước Kim trong 8 năm trước khi qua đời vào năm 1135.

Tống Huy Tông

Thân mẫu Khâm Từ Hoàng hậu
Kế nhiệm Tống Khâm Tông
Tước vịTước vị
Tước vị
  • Giáo chủ Đạo Quân Hoàng đế (教主道君皇帝)
  • Đạo Quân Thái thượng Hoàng đế
Tiền nhiệm Tống Triết Tông
Thê thiếp Hiển Cung hoàng hậu
Hiển Túc hoàng hậu
Hiển Nhân hoàng hậu
Minh Tiết hoàng hậu
Minh Đạt hoàng hậu
Triều đại Nhà Bắc Tống
Tên húyNiên hiệuThụy hiệuMiếu hiệu
Tên húy
Triệu Cát (赵佶)
Niên hiệu
Thụy hiệu
Thể Thần Hợp Đạo Tuấn Liệt Tốn Công Thánh Văn Nhân Đức Hiến Từ Hiển Hiếu hoàng đế
(体神合道骏烈逊功圣文仁德宪慈显孝皇帝)
Miếu hiệu
Huy Tông (徽宗)
Trị vì 24 tháng 2 năm 110018 tháng 1 năm 1126
(&0000000000000025.00000025 năm, &0000000000000338.000000338 ngày)[1]
Sinh (1082-11-02)2 tháng 11, 1082
Mất 4 tháng 6, 1135(1135-06-04) (52 tuổi)
Mãn Châu
Nghề nghiệp Nhà thơ, họa sĩ, nhà thư phápnhạc công
Tôn giáo Đạo giáo
An táng Vĩnh Hữu lăng
Thân phụ Tống Thần Tông